Hôm nay chúng ta cùng chiêm ngưỡng nét lung linh của Sài Gòn – Vùng đất được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” những năm giữa thế kỷ 20 qua những tấm ảnh film quý hiếm.
Đường Rue Paul Blanchy vào những năm thập niên 1950, nay số 301 đường Hai Bà Trưng – Vị trí này được thay thế bởi Nhà Hàng Pizza Hut, gần phía trước chợ Tân Định.
Đoạn đường Lê Lợi được chụp lại năm 1956. Nhìn ngắm lại hình ảnh người người trật tự qua đường, không một chút chen lấn hay xô bồ; những tà áo dài thướt tha cùng duyên dáng của người phụ nữ Việt…..Cuộc sống thời đó tuy không được giàu sang như những nước phương Tây nhưng luôn gợi cho người ta sự thanh bình và yên ả.
Những cô gái xinh đẹp và duyên dáng trong những tà áo dài truyền thống, trên tay là món “bánh mì” Việt Nam….Bức ảnh được chụp vào những năm thập niên 1960.
Rạp hát Hưng Đạo của những năm thập niên 1960, góc đường Nguyễn Cư Trinh và đường Trần Hưng Đạo. Rạp Hưng Đạo chuyên diễn những vở cải lương lấy nước mắt khán giả, rất được yêu thích ở thời điểm bấy giờ.
Khách sạn Continental Palace được chụp lại năm 1960. Là một trong những khách sạn lịch sử иổi tiếng ở Sài Gòn nằm trên đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi). Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc bởi ông Pierre Cazeau – với mong muốn mở một khách sạn sang trọng để tiếp đón các ᴅu khách từ Pháp đến Sài Gòn sau một cuộc hải hành rất dài từ “mẫu quốc”. Xây cất mất 2 năm, và Khách sạn Continental khánh thành năm 1880.
Tại một con phố ở khu phố Tàu Chợ Lớn, trước một chiếc xe đẩy gọi là ‘tac-à-tac’, trong đó một người đàn ông đội nón đang ngồi, một người phụ nữ đội khăи trên đầu, cầm rau trên tay, cúi xuống – bên trên một cái giỏ. Ảnh chụp trên đường phố Chợ Lớn năm 1961 bởi Jack Garofalo.
Ngã tư đường Tự Do và Nguyễn Văи Thinh, sau này là ngã tư Đồng Khởi và Mạc Thị Bưởi. Bức ảnh được ghi lại năm 1961 bởi Wilbur E. Garrett trước một quán cafe vỉa hè ngay góc đường, những khách hàng nam giới ngồi ngắm những phụ nữ qua lại trên đường.
Những cô gái trong tà áo dài đang dạo bước trên đường phố Sài Gòn những năm 1961.
Cầu Ông Lãnh – Bến Chương Dương của năm 1963. Cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé.
Chợ Cũ năm 1962 – Cảnh Đường Phố Với Người Đẹp Việt Nam thời đó trông thật yên bình.
Rạp hoa nhỏ trên đại lộ Nguyễn Huệ, được chụp bởi Marv Godner năm 1963.
Đường phố Sài Gòn năm 1963 lung linh với những chiếc đầm phương Tây cách điệu – Phía trước là Thư viện Abraham Lincoln, bên cạnh là rạp Rex.
Công viên Vạn Xuân là vườn hoa nhỏ phía trước Tiểu học Trần Quý Cáp và Đại học Kiến Trúc Sài Gòn, nằm ngay góc đường Pasteur – Trần Quý Cáp, nay là góc Pasteur – Võ Văи Tần. Sau năm 1975, một thời gian côɴԍ viên đã bị xóa bỏ, lấy đất đưa vào khuôn viên nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng.
Không ảnh trên đại lộ Charner, sau này là đại lộ Nguyễn Huệ của năm 1964. Góc trên phải là Tòa Hòa Giải, nay là vị trí cao ốc SunWah Tower.
Hai mẹ con trên đường phố Sài Gòn, thời điểm này đường phố hầu hết đều là xe đạp và taxi “con cóc”.
Đường phố Lê Lợi – Thương xá Tax, từng là một trung tâm thương mại lớn và lâu đời tại Sài Gòn. Hiện nay nó đã bị phá bỏ, côɴԍ việc phá dỡ được tiến hành vào cuối năm 2016.
Cảnh Đường Phố tại Cửa Hàng Làm Đẹp ở Sài Gòn năm 1965 – Đường Lê Lợi của hơn 50 năm trước đây.
Bùng binh chợ Sài Gòn năm 1965
Ngã ba Tự Do – Thái Lập Thành, nay là ngã ba đường Đồng Khởi – Đông Du. Phía trước là ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp.
Bến đò Cây Sung năm 1965, những người đang chờ đợi chuyến đò để được qua bên kia sông
Nhà thờ Đức Bà năm 1965, thời điểm tháp chuông đang trong quá trình tu bổ.
Bức không ảnh màu chụp toàn cảnh Ga Sài Gòn năm 1965
Không ảnh vị trí trước chợ Bến Thành và bùng binh Quách Thị Trang, bên góc trái ảnh là ga cuối đường sắt cũ, đã được di dời đến vị trí hiện tại bên cạnh bức tranh này.
Rạp Casino Sài Gòn nằm trên đường Pasteur – Sạp góc bên trái là hàng quà của một ông Ấn Độ bán ô mai, khô bò, kẹo, bánh đựng trong hũ xếp ngay ngắn trên kệ, có cái là khá mắc do nằm ở vị trí trung tâm thành phố. Nhắc lại chỗ này bởi đây là hàng quà cho các bà các cô đầy đủ phong phú nhứt ở tất cả rạp hát trong Sài Gòn. Khách vô rạp Casino thường hay ghé đây trước.Chợ Cũ Sài Gòn, đây là hình ảnh ghi lại ngay góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy (sau này là đường Hồ Tùng Mậu).
Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên là Rue Cartinat. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam đổi tên thành đường Đồng Khởi, cùng với đường Công Lý thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Cảnh đêm Sài Gòn, góc chụp đối diện với khách sạn Continental. Cả một đoạn đường vắng bóng người, bất chợt cả con phố nhộn nhịp chìm vào khoảng không tĩnh lặng với những ánh đèn đường lấp ʟánh.
Hai cây cầu ở khoảng giữa ảnh là cầu Xóm Chỉ và cầu Chà Và. Bãi đất trống giữa ảnh có một phần cỏ xanh là khu Casino Đại Thế Giới ngày xưa. Cạnh đó (phía trên) đang xây dựng là cư xá St George của Mỹ và Capitol Hotel trên đường Đồng Khánh (có bảng quảng cáo Coca Cola trên nóc).
Princess Bar tọa lạc tại số 140 đường Tự Do, kế bên là Cars International ở số 138 đường Tự Do, bên cạnh vị trí của khách sạn Continental.
Chợ hoa Nguyễn Huệ dịp tết Đinh Mùi tháng 2 năm 1967, ảnh chụp trên góc đường Nguyễn Huệ và đường Ngô Đức Kế
Khách sạn Majestic Sài Gòn là một trong những khách sạn có bề dày lịch sử иổi tiếng của Sài Gòn và là một khách sạn 5 sao mang kiến trúc Pháp nằm cạnh bến Bạch Đằng, đầu đường Đồng Khởi, khu vực trung tâm Sài Gòn.
Biệt Điện Bảo Đại vào những năm 1957 – 1969
Nữ sinh Trưng Vương
Những tòa nhà pha trộn nét cổ xưa và hiện đại cùng với sự kết hợp phong cách Á – Âu hài hòa, tà áo dài duyên dáng cùng những chiếc đầm cách tân hiện đại của những người thiếu nữ, cảnh nhộn nhịp trên đường phố hay sự tĩnh lặng trong đêm Sài Gòn huyền ảo,….tất cả đều gợi lại những hoài niệm khó quên trong lòng người xưa.
Tục xem bói từ trước đến nay chắc hẳn là một sự quen thuộc đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân Sài Gòn nói riêng. Đôi khi ai đó gặp khúc mắc trong cuộc sống, điều họ nghĩ tới là đi xem bói để xin lời khuyên giải quyết những vấn đề của họ.
Nếu hỏi thời đại nào, tình yêu đôi lứa là đẹp nhất, chắc sẽ nhiều người trả lời là thời chinh chiến, thời đất nước vẫn còn chìm trong “bom bay lửa đạn, tràn ngập những câu chuyện tình yêu sớm nở tối tàn. Ca khúc Chuyện Tình Mộng Thường là nỗi bi ai của tình yêu đôi lứa thời chiến mà ai nghe cũng thấy bồi hồi bi ai,…
Người Sài Gòn không ai là không biết công viên Tao Đàn. Đi dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai giao với Trường Định (đường Hồng Thập Tự giao với Đoàn Thị Điểm cũ), có một công viên rộng lớn, cả côɴԍ viên đều có nhiều cây xanh rợp bóng khắp công viên. Thi thoảng chỉ…
Bên cạnh “Và tôi cũng yêu em”, “Nếu xa nhau” cũng là một trong những sáng tác tiêu biểu cho sự kết hợp hoàn hảo giữa thơ và nhạc của nhạc sĩ Đức Huy. Những câu hát mang đậm chất thơ đã nhanh chóng chiếm được cảm tình khán thính giả trong và ngoài nước. …
Nhắc đến Phạm Đình Chương, chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ đến một người nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ năm 1950 trở đi. Riêng về lĩnh vực sáng tác, ông được coi như một tên tuổi lớn của tân nhạc Việt Nam. Phần lớn các sáng tác của ông mang phong…
Trường Trung học Cơ sở Võ Trường Toản là một trong những trường đào tạo hệ trung học cơ sở nổi tiếng tại Sài Gòn. Tuy nhiên ít ai biết được đây còn là ngôi trường có bề dày lịch sử nhất nhì của Sài thành. Trước năm 1975, Võ Trường Toản là ngôi trường…