Hôm nay madeinsaigon lại mang bạn trở về Sài Gòn của những năm thập niên 1960 và những cung đường cũ quen thuộc. Tạm bỏ qua những mất mác trong chiến tranh để hoài niệm về một đường phố Sài Gòn xưa. Thập niên 60, Sài Gòn mang trong mình nét hào nhoáng, nhộn nhịp cùng những nếp xưa cũng những góc nhỏ thanh bình hiếm có.
Công trường Mê Linh năm 1963
Tiệm hoa tươi nhỏ trên đường phố Sài Gòn vào năm 1963 trong bộ sưu tập ảnh của John C. Wiren
Tiệm hoa nhỏ trên đường phố của năm 1965
Bãi đỗ xe đạp ở Công trường Lam Sơn
Đường Lê Lợi của năm 1965, vỉa hè phía trước Nhà sách Sài Gòn
Nơi đây thường tụ tập rất đông người qua lại, dạo phốChiếc xe bán dừa
Dạo phố trên đường Lê Lợi
Đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi) là đoạn đường sầm uất với nhiều nhà hàng, câu lạc bộ иổi tiếng,….Phía trước là ngã tư đường Tự Do – Thái Lập Thành năm 1965
Đường Tự Do, phía xa là khách sạn Astor và tiệm Thái Thạch tại ngã tư Tự Do – Nguyễn Văи ThinhĐường Tôn Thất Đạm đi ra hướng chợ cũ. Người chụp ở góc Huỳnh Thúc Kháng. Rạp hát là rạp Nam Việt. Rạp này với rạp Hồng Bàng bên đường Pasteur chuyên chiếu phim Tàu cũ từ Hồng Kông do khu này đa số là người Tàu.
Xe chở bia đang đỗ bên đường năm 1965
Bán gà trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Bên kia đường là sau lưng Tòa Hòa Giải nằm trên đường Nguyễn HuệĐầu đường Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Huệ. Ở đây toàn tiệm hàn xì đi ngang khét lẹt.
Những người dân đã làm việc rất chăm chỉ trên vỉa hè phố
Góc đường Lê Lợi – Công Lý, nhà sách Khai Trí – được thành lập năm 1952 do doanh nhân Nguyễn Hùng Trương khởi lập, tọa lạc ở số 62 trên Đại lộ Bonard (đường Lê Lợi)Ảnh chụp phía trước rạp Casino Sài Gòn nằm ngay góc đường Lê Lợi – Pasteur. Sạp đằng xa là của một ông chà, bán ô mai với khô bò rất ngon nhưng cũng khá mắc.
Ty Bưu điện Sài Gòn – Lê Lợi, sau này là Bưu điện Quận 1
Đường Tự Do năm 1965. Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên là Rue Cartinat rồi đổi thành đường Tự Do. Sau năm 1975, đổi tên thành đường Đồng Khởi.
Góc đường Công Lý – Lê Thánh Tôn
Góc đường Huỳnh Thúc Kháng – Tôn Thất Đạm, nhìn về hướng đường Nguyễn Huệ.
Ngã tư đường Huỳnh Thúc Kháng – Pasteur nhìn về hướng đường Hàm Nghi. Chỗ bảng màu là rạp Hồng Bàng.
Đường Thái Lập Thành – Có thể thấy hãng BGI ở góc Hai Bà Trưng.
Góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy (sau này là đường Hồ Tùng Mậu). Góc này bây giờ là bánh mì Như LanChợ cũ, đường Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu. Mấy ki-ốt bán đồ dùng cho học trò như cặp táp, sandal nhựa đúc dùng trong đồng phục của mấy trường Tàu.
Tiệm Tàu ở trong bán vịt quay, heo quay. Lề đường người Việt bán bánh mì.
Đại lộ Thống Nhất, sau này được đổi tên là đường Lê Duẩn
Đại lộ Thống Nhất năm 1965 – Lúc đầu, đường này mang tên là đại lộ Chính Phủ, về sau đổi tên là đại lộ Norodom. Năm 1950, đường Norodom được đổi thành đường Thống Nhất. Sau năm 1975 thì đổi thành Đường 30 tháng 4. Và mãi đến năm 1986, đại lộ này được cнíɴн quyền TP.HCM đổi thành đường Lê Duẩn.
Đường Trần Quang Khải năm 1966, rạp cinéma Văи Hoa Dakao – Đây là hướng đi về Cầu Bông.
Trong số tất cả những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, không thể nào bỏ qua nhạc phẩm “Không”. Mấy ai biết được rằng, bài hát “Không” được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho ra mắt trong một thời gian vô cùng ngắn và nó còn là ca khúc đầu tay mang đến…
Cứ mỗi sáng sớm tinh mơ ở Sài Gòn, đi bộ dọc ra mấy con hẻm hoặc mặt tiền đường sẽ thấy hình ảnh người Sài Gòn, có nhóm người chọn chiếc bàn riêng, rồi vừa nhâm nhi ly bạc sỉu, vừa nói chuyện phiếm với nhau. Có vài người lớn tuổi đeo kính lão, tay cầm tờ báo hay điện thoại gì đó, vừa uống vừa đọc tin tức…
Trước năm 1975, nhắc đến nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, hầu như ai cũng sẽ nhớ đến ca khúc vô cùng иổi tiếng của ông mang tên “Trộm Nhìn Nhau”. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng, lời ca mang tính chất tự sự rất tình cảm, kể về một anh lính về…
Chế Linh tiết lộ sau khi được nhạc sĩ Lam Phương ủng hộ, ông đã viết nên ca khúc “Thành phố buồn 2” để hát phục vụ khán giả. Chế Linh và nhạc phẩm bất hủ “Thành phố buồn” Nhắc đến sự nghiệp của danh ca Chế Linh, nhiều khán giả nhớ đến “Thành phố…
Thời trang của những cô gái Sài Gòn trước năm 1975 vốn đã rất có gu. Ắt hẳn những ai sống ở thời đó không thể nào quên được hình ảnh bóng dáng những thiếu nữ với trang phục phóng khoáng có, truyền thống có, thướt tha trên những cung đường Sài Gòn. Hôm nay…
Dạ Hương là một ca sĩ nhạc vàng trước năm 1975, cô không phải là một ca sĩ quá nổi danh như các nữ ca sĩ cùng thời. Thế nhưng với số lượng những bài hát cô thâu thanh ít ỏi cũng đã đủ để tạo dựng cho Dạ Hương một chỗ đứng trong lòng…