Ngược dòng thời gian hoài niệm về Đông Dương qua bộ sưu tập những tấm bưu thiếp xưa

Hoài Niệm Về Đông Dương Qua Bộ Sưu Tập Những Tấm Bưu Thiếp Xưa

Lịch sử không chỉ được ghi chép, lưu giữ theo những cách truyền thống bằng bút tích trên giấy, trên gạch đá, trên vỏ cây hay là trên những tấm thớt gỗ,… mà lịch sử còn được bảo tồn bằng hình ảnh thông qua những tấm bưu thiếp xưa.

Bưu thiếp Đông Dương

Bưu thiếp là một phương tiện trao đổi thư được viết tay trên một mảnh bìa cứng hình chữ nhật và có nhiều kích cỡ. Nó gửi đi không cần phong bì. Địa chỉ người nhận và tem được dán ở trên cùng một mặt. Vì không cần phong bì và nội dung trao đổi thường ngắn, nên bưu thiếp có cước phí rẻ hơn gửi thư thông thường.

Bưu thiếp lần đầu tiên xuất hiện và được chấp nhận trong bưu chính tại Đông Dương năm 1878, do ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Nhưng cho đến những năm 1900, bưu thiếp mới thực sự được người dân sử dụng rộng rãi.

Ở Đông Dương, sau khi Pháp đã hoàn thành cuộc chính phục đất đai, công cuộc khai thác thuộc địa đòi hỏi các nhu cầu về tiền bạc và nhân lực từ chính quốc.

Các tấm bưu ảnh đã góp phần đáp ứng được nhu cầu mời gọi đầu tư, di dân và du lịch đến xứ sở đầy sự phong phú về văn hoá, hấp dẫn về cảnh quan và giầu có về sản vật. Chính vì vậy, thời kỳ này cũng chính là giai đoạn vàng của bưu ảnh Đông Dương nói chung.

Có thể bạn quan tâm: » “Mộng Lành” – Bức Tranh Xuân Và Một Tình Yêu Rụt Rè Không Nói

Một số hình ảnh về bưu thiếp thời Đông Dương

Mời các quý đọc giả cùng xem lại những hình ảnh về bưu thiếp thời Đông Dương.

Viện bảo tàng đầu tiên của Sài Gòn, gần phía sau Nhà thờ Đức Bà, đối diện UBND Quận1 (vừa phá bỏ xong để lấy chỗ xây cao ốc mới)v
Viện bảo tàng đầu tiên của Sài Gòn, gần phía sau Nhà thờ Đức Bà, đối diện UBND Quận1 (vừa phá bỏ xong để lấy chỗ xây cao ốc mới)

Cây đại thụ gần pháo đài Biên Hòa
Cây đại thụ gần pháo đài Biên Hòa

Hình ảnh một con cá sấu trong Sở thú ở Sài Gòn
Hình ảnh một con cá sấu trong Sở thú ở Sài Gòn

Hình ảnh một người phụ nữ Mỹ Tho
Hình ảnh một người phụ nữ Mỹ Tho

Nam Kỳ – Một cô gái trẻ An Nam
Nam Kỳ – Một cô gái trẻ An Nam

Hình ảnh tại một góc chợ ở Sài Gòn với những gánh bán hàng
Hình ảnh tại một góc chợ ở Sài Gòn với những gánh bán hàng

Nam Kỳ – quán ăn ngoài trời của người bản xứ
Nam Kỳ – quán ăn ngoài trời của người bản xứ

Hình ảnh chợ cá trong Chợ Lớn xưa
Hình ảnh chợ cá trong Chợ Lớn xưa

Chợ cá xưa nằm giữa đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văи Liêm), phía trước vòng xoay đối diện Bưu điện Chợ Lớn ( nay là Quận 5)
Chợ cá xưa nằm giữa đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văи Liêm), phía trước vòng xoay đối diện Bưu điện Chợ Lớn ( nay là Quận 5)
Khu vực xung quanh chợ cá
Khu vực xung quanh chợ cá

Có thể bạn quan tâm: » Hoài Niệm Về Đường Rue du Colonel Boudonnet (Đường Lê Lai Ngày Nay)

Khung cảnh nhộn nhịp tại chợ cá
Khung cảnh nhộn nhịp tại chợ cá

Khu vực xung quanh Chợ Cá trong TP Chợ Lớn
Khu vực xung quanh Chợ Cá trong TP Chợ Lớn

Cầu Đồng Nhụy gần Phú Thọ, Sài Gòn vào khoảng năm 1882
Cầu Đồng Nhụy gần Phú Thọ, Sài Gòn vào khoảng năm 1882

Sài Gòn – Bảo tàng Vũ khí Dụng cụ Chiến тʀᴀɴн Nông nghiệp Đánh cá
Sài Gòn – Bảo tàng Vũ khí Dụng cụ Chiến tranh Nông nghiệp Đánh cá

Cầu Bình Lợi
Cầu Bình Lợi

Sài Gòn – Ngay lối vào Dinh Thống đốc
Sài Gòn – Ngay lối vào Dinh Thống đốc

Một vùng lân cận của Sài Gòn – Đình Thủ Đứcv
Một vùng lân cận của Sài Gòn – Đình Thủ Đức

Nơi đây ngày nay là quảng trường Mê Linh
Nơi đây ngày nay là quảng trường Mê Linh

Xe Malabar hay còn được gọi là xe ngựa cửa kiếng (Cách đây hơn 100 năm, khi chưa có phương tiện giao thông hiện đại, Sài Gòn khi ấy di chuyển chủ yêu bằng xe ngựa, loại xe 4 bánh sử dụng sức ngựa kéo được người Pháp gọi là xe Malabar)
Xe Malabar hay còn được gọi là xe ngựa cửa kiếng (Cách đây hơn 100 năm, khi chưa có phương tiện giao thông hiện đại, Sài Gòn khi ấy di chuyển chủ yêu bằng xe ngựa, loại xe 4 bánh sử dụng sức ngựa kéo được người Pháp gọi là xe Malabar)

Chợ trung tâm, ngày nay là chợ Bến Thành (Ngày ấy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành, đây là tên gọi cнíɴн thức vẫn còn được sử dụng cho đến tận bây giờ)
Chợ trung tâm, ngày nay là chợ Bến Thành (Ngày ấy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành, đây là tên gọi chính thức vẫn còn được sử dụng cho đến tận bây giờ)

Phía bên trái của tấm hình là rạp Casino Saigon ban đầu khi có ở trên đường Lê Lợi
Phía bên trái của tấm hình là rạp Casino Saigon ban đầu khi có ở trên đường Lê Lợi

Dòng người trên một góc phố đường Catinat
Dòng người trên một góc phố đường Catinat

Xe taxi ở trường đua ngựa
Xe taxi ở trường đua ngựa

Những hình ảnh xinh đẹp ở Sài Gòn
Những hình ảnh xinh đẹp ở Sài Gòn

Các công trình, con sông và những gánh hàng rong tại Sài Gòn
Các công trình, con sông và những gánh hàng rong tại Sài Gòn
Thời Pháp thuộc, đây là nơi đặt Phủ Toàn quyền Đông Dương có tên gọi là Dinh Norodom. Về sau tổng thống  Ngô Đình Diệm đổi tên thành Dinh Độc Lập và lấy nơi đây làm trụ sở tối cao, là nơi ở và làm việc của chính quyền.
Thời Pháp thuộc, đây là nơi đặt Phủ Toàn quyền Đông Dương có tên gọi là Dinh Norodom. Về sau tổng thống  Ngô Đình Diệm đổi tên thành Dinh Độc Lập và lấy nơi đây làm trụ sở tối cao, là nơi ở và làm việc của chính quyền.

Công nghệ ngày càng phát triển, việc vận chuyển tin nhắn đã trở nên quá dễ dàng khiến cho những lá thư, chữ viết tay dần biến mất, chứ nói gì đến những tấm bưu thiếp. Những tấm bưu thiếp xưa giờ chỉ còn là hoài niệm, là minh chứng cho dòng chảy quá nhanh của thời gian, cuốn trôi tất cả quá khứ. 

Có thể bạn quan tâm: » “Nửa Đêm Thương Nhớ” – Kí Ức Về Ngày Chia Xa

Similar Posts