Chợ Lớn là một trong những khu tồn tại lâu đời nhất ở Sài Gòn. Đây là khu tập trung đông đúc dân cư người Hoa sinh sống và làm việc. Cũng vì lẽ đó, Chợ Lớn mang một màu sắc rất riêng so với những khu vực khác. Hôm nay hãy cùng madeinsaigon ngược dòng quá khứ nhìn lại bộ sưu tập những bức ảnh Chợ Lớn xưa nhé!
Từ thời xa xưa, Sài Gòn nổi tiếng là một trong những thành phố nhộn nhịp, sầm uất nhất của đất nước Việt Nam ta. Thành phố này còn được biết đến là nơi tập trung rất nhiều dân di cư từ khắp các nước trên thế giới đến đây sinh sống và lập nghiệp, đặc biệt phải kể đến là người Hoa.
Từ lâu, văn hóa của người Hoa đã sớm du nhập vào Sài Gòn – Chợ Lớn, nó đã góp một phần không nhỏ vào việc biến vùng đất Sài Gòn trở thành một trong những thành phố xinh đẹp, phồn vinh nhất trên bản đồ thế giới.
Người bán hàng rong ở Chợ Lớn (Khu Phố Tàu), Sài Gòn
Một xe bán hàng rong tại Chợ Lớn (Khu Phố Tàu), Sài Gòn
Hình ảnh hai người thanh niên đang thắp hương tại một ngôi chùa ở Chợ Lớn (Khu Phố Tàu)
Hình ảnh một con kênh ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Toàn cảnh đoạn kênh Tàu Hủ nổi qua khu vực sau Chợ Lớn Hình ghép 5 tấm ảnh của Emile Gsell chụp cảnh kênh Tàu Hủ đoạn chạy qua khu vực sau chợ cũ của Chợ Lớn năm 1866.
Sài Gòn 1866 – Quang cảnh Thành phố Trung Hoa (Chợ Lớn), đây là một nơi nằm trên vùng đất Sài Gòn, dân cư tại đây chủ yếu là người Hoa nên thường được gọi là “Tiểu quốc” Hoa Kiều ở Việt Nam
Một con kênh ở Chợ Lớn, Sài Gòn. Vào khoảng năm 1875.
Chợ Lớn năm 1893
Bản đồ Chợ Lớn 1923 – Kênh rạch và những cây cầu ở khu vực trung tâm của Chợ Lớn đầu thập niên 1920. Nửa dưới là ảnh vệ tinh cùng khu vực, năm 2014
Hình ảnh bên trong một ngôi nhà ở “Tiểu quốc” Hoa Kiều của Sài Gòn
Đồng Khánh – Chợ Lớn – Trước là ngã ba Đồng Khánh – Phan Phú Tiên
Ngã tư Khổng Tử – Phùng Hưng, Sài Gòn – Chợ Lớn
Hình ảnh một du khách đang ngồi trên chiếc xích lô để dạo quanh Sài Gòn. Xích lô, được biết đến ở Việt Nam và Campuchia, là một loại xe xích lô chạy bằng sức người thường phổ biến nhất ở Nam Á. Nó thường có sẵn để cho thuê, giống như taxi. Có nhiều cấu hình khác nhau, nhưng phần lớn là xe ba bánh với ghế hành khách nằm phía trên trục dài nhất
Ghe thuyền trên Kênh Tàu Hủ, kênh Vạn Kiếp ở phía bên trái, rạch Xóm Củi ở bên phải. Bờ kè đá bên phải là cửa rạch Xóm Củi nơi đổ vào kênh Tàu Hủ. Trên bờ chất những đống củi lớn để bán sỉ cho những ghe bán lẻ.
Chợ Lớn – Kênh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay. Dãy nhà nhìn thấy nơi đầu con kinh là trên đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay.
Kênh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay
Hình ảnh sinh hoạt đời thường của người dân Chợ Lớn – Kênh Vạn Kiếp
Chợ Lớn – Đường dọc kênh Vạn Kiếp, quẹo trái là đường lên Malabars để qua Quận 8. Ngày nay là đường Vạn Kiếp
Hình ảnh một con kênh ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào những năm 90
Ngã ba Kênh Vạn Kiếp và kênh Tàu Hủ, bên trái là đường lên cầu Malabars
Khung cảnh đầu cầu Chà Và phía quận 5
Bên trái là dốc lên cầu Malabars và cạnh bên là cầu Vạn Kiếp
Bên trái là bản đồ Chợ Lớn năm 1923. Bên phải hình là đường Xóm Củi (tên trên bản đồ 1923), sau này khi có cầu Chà Và thì đường này được nối vào đường Cần Giuộc.
Cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu
Cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu đi qua quận 8 và Cầu Vạn Kiếp trên Bến Mỹ Tho
Kênh Hàng Bàng, hay còn gọi là Rạch Bãi Sậy, với cầu Ba Cẳng ở phía xa, nhìn từ trên cầu Palikao (đường Ngô Nhân Tịnh). Khi này còn chưa có cầu sắt bộ hành trên đường Gò Công.
Khi nghe một bản nhạc buồn chúng ta thường nhớ về những kỉ niệm xưa cũ. Đâu đó gợi nhắc ta về những gì đã trải qua, để rồi tự ta cảm thấy bao kí ức ùa về, nỗi buồn len lỏi vào từng ngóc ngách trong sâu thẳm tâm hồn ta mỗi khi nhớ…
Nhắc đến Hoài An, hầu hết khán giả yêu thích nhạc Việt đều biết đến những ca khúc “nổi đình nổi đám” như “Câu chuyện đầu năm”, “Trăng về thôn dã”, “Tình lúa duyên trăng”, “Thiên duyên tiền định”, “Kỉ niệm nào buồn”…Những sáng tác như lời tự tình của nam nhạc sĩ, nói hộ…
Khoảng 28 năm về trước, cái tên “Mùi đu đủ xanh” lần đầu tiên được xướng tên trong hạng mục đề cử phim nói tiếng nước ngoài hay nhất trong lịch sử lễ trao giải Oscar. Và mãi 28 năm sau, đây vẫn là một bộ phim, một câu chuyện đậm chất Việt Nam được quay dựng một cách ấn tượng nhất.
Chế Linh tiết lộ sau khi được nhạc sĩ Lam Phương ủng hộ, ông đã viết nên ca khúc “Thành phố buồn 2” để hát phục vụ khán giả. Chế Linh và nhạc phẩm bất hủ “Thành phố buồn” Nhắc đến sự nghiệp của danh ca Chế Linh, nhiều khán giả nhớ đến “Thành phố…
Phượng Vũ là một ca sĩ, nhạc sĩ nhạc xưa người Việt. Ông được biết đến là một ca sĩ có làn hơi phong phú, trầm ấm, kỹ thuật luyến láy điêu luyện, giọng hát thu hút người nghe.
Thiết nghĩ khi nghe nhạc vàng, chúng ta biết về bài hát và ca sĩ thôi chưa đủ. Chúng ta còn phải biết và luôn nhớ đến những người nhạc sĩ tài hoa đã viết nên những lời bài hát bất hủ đi sâu vào lòng mỗi người chúng ta. Hoài Linh và Anh Phong…